Breaking News

Hà Nội sẽ “phục hồi” làn buýt riêng để chống ùn tắc

anh-1-copy-1568979426169980735804.jpg

4 tuyến đường dự kiến làm làn buýt riêng thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông: Ảnh: Lê Bảo

Hàng loạt giải pháp chống ùn tắc

Trong những năm gần đây, tại Hà Nội thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông ở nhiều tuyến đường, đặc biệt vào giờ cao điểm hoặc khi thời tiết bất lợi. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc được các chuyên gia chỉ ra đến từ nhiều yếu tố như: Tốc độ đô thị hóa quá nhanh trong khi hạ tầng không theo kịp; vấn đề quy hoạch, phân bổ dân cư chưa phù hợp; lượng phương tiện giao thông cá nhân tăng mạnh… dẫn đến sức ép lên hạ tầng giao thông của Thủ đô.

Mặc dù trong nhiều năm qua Hà Nội đã triển khai hàng loạt biện pháp nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông như tổ chức phân làn; mở rộng làn đường; mở mới hàng loạt tuyến đường; xây dựng đường Vành đai 3, Vành đai 2, Vành đai 2.5; Hàng loạt cây cầu vượt bố trí tại nhiều nút giao thông; hầm đường bộ, cầu vượt bộ hành; xây dựng tuyến buýt nhanh BRT; các tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội; mở hàng loạt tuyến buýt mới cũng như có nhiều biện pháp để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng… Những biện pháp trên đã và đang cố giúp hạ tầng giao thông bắt nhịp với sự phát triển của đô thị.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành kế hoạch thực hiện các giải pháp cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng vào năm 2020. Theo đó, để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận chuyển hành khách công cộng đạt 20-25% (trong đó đường sắt đô thị đạt từ 1-3%) vào năm 2020, TP Hà Nội sẽ tập trung triển khai xây dựng, rà soát bổ sung các kế hoạch, đề án như: Thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào; xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2020; nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng… Đồng thời, tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy và cơ chế chính sách liên quan.

Đáng chú ý, tới đây, TP Hà Nội sẽ nghiên cứu và tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số tuyến trục chính đủ điều kiện như: Nguyễn Trãi - Trần Phú (Hà Đông) đoạn từ Ngã tư Sở đến Cầu Trắng (Hà Đông) dài 5km; tuyến đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7km; tuyến đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9km; tuyến đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km;... Cùng đó, TP Hà Nội sẽ rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn.

Cũng theo kế hoạch này, TP Hà Nội sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổ chức kết nối các tuyến buýt thường với tuyến đường sắt đô thị 2A Cát Linh - Hà Đông, tuyến buýt nhanh BRT tại điểm đầu, cuối và dọc hành lang đường sắt 2A và BRT; tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy tại khu vực lân cận các nhà ga, nhà chờ tạo thuận lợi cho hành khách gửi xe cá nhân để chuyển sang phương tiện công cộng; nghiên cứu tổ chức các tuyến buýt có sức chứa nhỏ để phù hợp với những đường phố nhỏ hẹp; triển khai đề án phát triển xe đạp công cộng…

Nhiều ý kiến đồng thuận

anh-2-copy-15689794261771107720395.jpg

Hà Nội sẽ “phục hồi” làn buýt riêng trục Nguyễn Trãi – Trần Phú sau 5 năm xóa bỏ.

Năm 2008, làn đường đầu tiên dành cho xe buýt ở Hà Nội được khai trương trên tuyến đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (đoạn từ Ngã Tư Sở đến Cầu Trắng). Tuy nhiên sau đó để phục vụ thi công tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, năm 2015 làn đường dành riêng cho xe buýt bị xoá bỏ. Hàng cây xà cừ cổ thụ làm dải phân cách giữa làn buýt riêng với các phương tiện khác cũng được chặt bỏ từng gây không ít tranh cãi.

Việc "phục hồi" làn buýt riêng tại trục Nguyễn Trãi – Trần Phú được xem là biện pháp "phục hồi" để tổ chức, cơ cấu cũng như sắp xếp lại giao thông tuyến đường này khi tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chưa hẹn ngày vận hành chính thức. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Cảnh trú tại phường Hạ Đình (Thanh Xuân) cho biết: "Làn xe buýt riêng tại đường Nguyễn Trãi thời trước bản thân tôi thấy hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt tốc độ xe buýt cải thiện rõ rệt nên sau 5 năm xóa bỏ Hà Nội phục hồi lại tôi cho rằng đó là điều cần thiết trong bối cảnh giao thông hiện nay".

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội ở 4 trục đường dự kiến sẽ triển khai làn buýt riêng hầu hết thường xuyên xảy ra cảnh ùn tắc, đặc biệt vào giờ cao điểm. Tuyến đường Trần Phú – Nguyễn Trãi gần như sáng hoặc chiều tối nào cũng xảy ra ùn tắc, nguyên nhân được cho là lưu lượng phương tiện từ phía Tây đổ vào nội thành quá đông. Hơn thế nữa, tại trục đường này có quá nhiều điểm giao cắt dẫn đến xung đột giao thông. Trục Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến cũng là một trong những "điểm đen" của giao thông Hà Nội trong những năm gần đây. Trục Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự cũng thường xuyên xảy ra xung đột bởi lượng phương tiện ra/vào nội thành quá lớn. Đối với tuyến đường Pháp Vân – Giải phóng được xem là cửa ngõ của Thủ đô nên lưu lượng phương tiện đông đúc, nhất là các dịp lễ Tết.

Trả lời Báo Gia đình & Xã hội xung quanh vấn đề này, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm (nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển Đô thị Việt Nam) nêu quan điểm: "Hà Nội cần kết nối với khu vực trung tâm nội đô bởi nội đô hiện tại đã và đang trở thành trung tâm của nhiều lĩnh vực, lượng phương tiện ra/vào rất lớn. Hiện nay, phương tiện giao thông ở Hà Nội tăng hơn 12%. Tổng lượng xe máy gần 6 triệu xe và 600.000 phương tiện ô tô, chưa kể các phương tiện đặc thù khác. Lượng phương tiện gia tăng rất lớn so với các đô thị khác, trong khi đó đường giao thông triển khai có nhiều khó khăn, tăng thấp, chính vì vậy xảy ra bất cập như trên”. Nói về định hướng, TS. Đào Ngọc Nghiêm cũng cho biết, thời gian vừa qua, Hà Nội cũng đã có nhiều chính sách khuyến khích hình thức vận tải công cộng. Ở các nước phát triển, hình thức vận tải công cộng chiếm 50% nhưng hiện tại ở Hà Nội mới chỉ đạt 10%, mục tiêu đến năm 2030 con số này tăng lên 30%.

img2731-15689033561072025078896-crop-15689049345481786569710.jpgHà Nội: 4 tuyến đường "gồng mình"chịu áp lực giao thông cực lớn sắp có làn xe buýt riêng

 Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất



Bài viết Người nổi tiếng - Thông tin tổng hợp người nổi tiếng được sưu tầm nguồn internet, bạn có ý kiến hãy để lại sau bài viết này

No comments